Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Thảm sát tại Ai Cập: Vì đâu nên nỗi?
638 người chết và hơn 3.700 người bị thương chỉ trong một ngày cưỡng chế. Thêm gần 1.500 người thương vong trong ngày dẹp loạn thứ hai, có sự tham gia của tăng thiết giáp và đạn thật. Vì đâu Ai Cập bị đẩy vào vòng vòng xoáy xung đột vô định hiện nay.

 



 


Ngoài những con số thương vong nói trên, cuộc trấn áp (theo cách nói của chính phủ lâm thời Ai Cập) hay thảm sát (theo cách gọi của người biểu tình và dư luận quốc tế) còn chứng kiến cảnh hàng trăm nhà lãnh đạo của tổ chức Anh em Hồi giáo bị bắt giữ.


 


Có vẻ như chính phủ lâm thời Ai Cập, dưới sự hậu thuẫn mạnh mẽ của quân đội, đang quyết tâm “đánh rắn dập đầu” theo một kịch bản đã được soạn sẵn nhằm loại bỏ hoàn toàn tổ chức Anh em Hồi giáo ra khỏi vòng pháp luật. Và động lực để những người đảo chính cũng như giới tướng lĩnh quân đội Ai Cập quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch này chính là vì họ đã phần nào “bắt thóp” được Mỹ và phương Tây.


 


Xâu chuỗi tất cả những sự kiện diễn ra kể từ trước cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống dân bầu Mohammed Morsi hôm 3/7 đến nay, không khó để nhận ra từng “đường đi, nước bước” rất bài bản của những người làm đảo chính. Từ đánh tiếng cho Israel, kêu gọi hợp tác với các đồng minh bài Hồi giáo trong khu vực, đến dồn ép phe đối lập để buộc họ phải chấp nhận thế an bài.  


 


Thế nhưng khi chính thức bắt tay thực hiện từng bước trong kế hoạch, những người khơi mào cuộc đảo chính và ban lãnh đạo chính phủ lâm thời Ai Cập không ngờ rằng lại gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và sự phản kháng cứng rắn đến vậy của những người ủng hộ Tổng thống Morsi.


 


Để hóa giải hai thách thức này, chính quyền lâm thời Ai Cập đã quyết định đi những nước cờ tiếp theo: Làm thất bại mọi nỗ lực trung gian hòa giải trong nước và quốc tế để đổ lỗi cho những người Hồi giáo về tình trạng bất ổn hiện nay.


 


Kết quả là tất cả các sáng kiến hòa giải đều bị chính phủ lâm thời Ai Cập gạt bỏ, dù đó là sáng kiến của các thành phần bảo thủ hay tiến bộ trong nước, dù là của các quốc gia trong khu vực hay tổ chức ngoài khu vực như Liên minh châu Âu (EU). Sở dĩ Cairo một mực nguây nguẩy lắc đầu đối với bất kỳ sáng kiến nào được đưa ra là vì các nhà lãnh đạo hiện nay không muốn bị rơi vào cảnh “xét lại” nếu như để cho Tổng thống Morsi trở lại, dù chỉ với nhiệm vụ duy nhất là tổ chức một cuộc bầu mới theo hiến định. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, chính quyền lâm thời Ai Cập không dại gì tự “chui đầu vào rọ” khi biết chắc sẽ bị phần đông dân chúng là những người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống Morsi quy kết trách nhiệm về cuộc đảo chính hôm 3/7, động thái đã đẩy đất nước đến tình trạng rối ren vô định hiện nay.


 


Cùng với việc bác bỏ các nỗ lực ngoại giao, chính quyền lâm thời Ai Cập cũng ra tối hậu thư yêu cầu những người ủng hộ Tổng thống Morsi phải chấm dứt ngay cuộc biểu tình ngồi đã kéo dài sang tuần thứ 6 liên tiếp ở thủ đô Cairo. Tối hậu thư nêu rõ: “Nếu (những người Hồi giáo) không chấm dứt biểu tình, chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp trấn áp cứng rắn”.


 


Một quyết định đàn áp không nương tay cũng đã được chóng vánh đưa ra nhằm triệt hẳn những mầm mống nguy hiểm đang âm ỉ bùng phát trong những người theo phe Hồi giáo. Gần 800 người chết, hơn 5.000 người bị thương chỉ trong hai ngày trấn áp. Con số này đủ nói lên mức độ thảm khốc của vòng xoáy bạo lực khi nó không chỉ vượt ra ngoài mọi suy đoán trước đó, mà còn thực sự gây sốc trong dư luận khu vực và quốc tế. 


 


Vì sao chính phủ lâm thời Ai Cập lại đẩy cuộc đối đầu với phe Hồi giáo thành một cuộc tắm máu thực sự với tất cả những tính chất của tội ác chống lại loại người? Câu trả lời có lẽ nằm ở ba khả năng sau.


 


Thứ nhất, chính quyền lâm thời Ai Cập quyết tâm ngăn bằng được mọi bước tiến theo con đường thỏa hiệp chính trị nhằm “triệt hẳn đường về của ông Morsi”, cũng là con đường trở lại chính trường của Anh em Hồi giáo, một tổ chức chính trị có cơ cấu chặt chẽ, quy mô hoạt động bài bản và là đối thủ lớn nhất của chính quyền quân đội hiện nay. Muốn thế, các nhà lãnh đạo Ai Cập buộc phải đặt mọi chuyện vào “việc đã rồi” để không bên nào kịp trở tay, dù là người biểu tình trong nước hay các thế lực ủng hộ Anh em Hồi giáo từ bên ngoài.


 


Thứ hai, xã hội Ai Cập đang bị phân hóa sâu sắc. Hiện tại ở Ai Cập người ta không chỉ chứng kiến sự đối đầu sống còn giữa hai thể chế lớn nhất là quân đội và Anh em Hồi giáo, mà còn giữa những người ủng hộ của hai phe này. Bên cạnh đó, mối thâm thù giữa lực lượng tư pháp với Anh em Hồi giáo cũng góp thêm một tham số bất định cho cuộc chính biến cho cuộc chính biến lật đổ chế độ chính trị hồi giáo ở Ai Cập hiện nay.   


 


Thứ ba, giới quân sự Ai Cập biết rõ họ sẽ luôn nhận được sự ủng hộ và bảo vệ của Mỹ cũng như các đồng minh trong khu vực, dù bất kỳ chuyện gì xảy ra. Việc Israel làm ngơ cho quân đội phế truất Tổng thống Morsi, Mỹ lặng thinh trước các diễn biến đảo chính, còn Arập Xêút và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) mạnh tay vùng tiền tài trợ tỷ đô cho chính phủ lâm thời  Ai Cập là những động lực để quân đội yên tâm hành sự.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf bị buộc tội giết cựu Thủ tướng (20-08-2013)
    Campuchia: Quân cảnh rầm rộ tiến về Phnom Penh, sẵn sàng trấn áp bạo loạn (19-08-2013)
    Hải quân Nga và cuộc cải tổ lớn chưa từng có (18-08-2013)
    Anh điều tra thông tin mới về cái chết của Công nương Diana (18-08-2013)
    Cười trên nỗi đau Ấn Độ, người Trung Quốc đã quên thảm họa tàu ngầm Minh? (17-08-2013)
    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Lầu Năm Góc (17-08-2013)
    Khủng hoảng Ai Cập: Khi mùa Xuân mang theo giông bão (17-08-2013)
    Tin tặc Syria tấn công các trang tin tức Mỹ (16-08-2013)
    Hé lộ nguyên nhân Bạc Hy Lai chưa bị đưa ra xét xửc (16-08-2013)
    Thảm họa tàu ngầm Ấn Độ có thể do hành động phá hoại (16-08-2013)
    Các công ty quốc phòng châu Âu và Mỹ: Tẩy chay khách Trung Quốc (16-08-2013)
    Cộng đồng quốc tế hoan nghênh đàm phán Kaesong thành công (15-08-2013)
    Ai Cập bước vào giai đoạn bất ổn mới (15-08-2013)
    Đánh bom liên tiếp ở miền nam Thái Lan (14-08-2013)
    Ai Cập: Cảnh sát trấn áp người biểu tình, hơn 100 người chết (14-08-2013)
    Trung Quốc “nhòm ngó” Bắc Cực, Nga dè chừng (14-08-2013)
    Iran sắp có nữ phó tổng thống đầu tiên (13-08-2013)
    Philippines muốn được sử dụng thêm các khí tài quân sự của Mỹ (13-08-2013)
    Anh - TBN dọa kiện nhau vì tranh chấp lãnh thổ (13-08-2013)
    Các ông Obama, Tập Cận Bình bàn gì tại thượng đỉnh Mỹ-Trung? (13-08-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153123938.